Đệ nhất nữ vương khô nhái
Cũng thuộc hạng đặc sản nhưng khô cá dễ tìm và quá quen thuộc với người tiêu dùng, còn khô nhái lại khá lạ lẫm, khó tìm. Song chính vì đặc điểm lạ lẫm, khó tìm ấy mà “vũ nữ chân dài” càng đáng giá. Hầu hết, những ai đã ăn khô nhái đều phải công nhận rằng sức quyền rũ, sự hấp dẫn hương vị của đặc sản này luôn thượng thừa. Người khó tính nhất cũng phải ngả nón, gục ngã trước em nhái chân dài tới nách này. Để có vũ khí lợi hại này ngoài chất lượng thịt thì bàn tay con người chính là điểm mấu chốt để đưa khô nhái lên vương. Bởi nếu không có những người thợ giỏi cần mẫn tìm tòi ra phương pháp làm khô thì chúng ta vẫn chỉ quanh quẩn với nhái vo viên nấu măng hay cà ri, v.v.
Khô nhái thịnh hành ở khu vực Nam Bộ, nhất là các vùng An Giang, Đồng Tháp, Cà Mau, Bạc Liêu, v.v. Vì vựa lúa Đồng bằng sông Cửu Long có điều kiện tự nhiên tốt cho loài nhái cơm sinh sống. Người dân chọn loại nhái thấp bé nhẹ cân này mà không phải loại nhái to béo nhiều thịt là vì có “võ”. Nhỏ nhưng thịt chắc, dai ngon, xương mềm, giá trị dinh dưỡng cao tốt cho sức khỏe. Theo Đông y, trong nhái chứa nhiều chất protein, lipid, các muối Ca, P, Fe, các vitamin B1, B2, PP có tác dụng thanh nhiệt giải độc, chống viên, v.v. Bởi vậy, hàng đêm biết bao người không quản khó khăn xách đèn đi soi nhái về làm khô.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.